Cùng là một quốc gia châu Á, có nhiều nét văn hóa tương đồng nhưng các ông bố, bà mẹ Nhật lại có những cách dạy con rất khoa học và khéo léo. Một trong những điều kiến các bà mẹ Việt ngưỡng mộ nhất chính là cách dạy con sống tự lập của người Nhật.
1. Tạo thói quen tự lập từ rất sớm
Các bà mẹ Việt thường có xu hướng nuôi dạy con theo kiểu “con ngã mẹ nâng, con đau mẹ đổ lỗi”. Thế nhưng, các bà mẹ Nhật lại có cách dạy con tự lập hoàn toàn khác, họ để cho con mình sống tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ. Mẹ Nhật thường cho con tự lập từ những điều đơn giản, chẳng hạn như việc tự mặc quần áo. Mẹ chỉ cần dạy trẻ cách phân biệt mặt trước mặt sau, trái phải, dạy bé mặc quần áo như thế nào.
Khi trẻ tập ăn, để hạn chế việc đổ vỡ bát đũa hoặc con bôi bẩn lung tung cha mẹ nhật thường trải thảm nhựa dưới chân ghé ăn, bát đũ cũng dùng loại bằng nhựa được thiết kế phù hợp với bé. Việc này giúp bé có thể tự xúc ăn được mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ.
Trên bàn ăn, khi trẻ làm lem thức ăn ra miệng, chân tay thì có thể tự lấy khăn ướt, khăn mặt để tự vệ sinh. Đối với công việc vệ sinh cá nhân hàng ngày, cha mẹ Nhật thường thiết kế bồn rửa mặt, để các đồ vệ sinh cá nhân khá thấp để các con có thể tự lấy được và tự làm được.
2. Dạy con tự lập khi đến trường
Khi ở nhà hay đi học, cha mẹ Nhật thường chú ý đến việc dạy con tự lập và luôn khuyến khích con làm những việc cá nhân. Trẻ em Nhật phải tự mặc quần áo, mang giày dép, xách đồ của mình trước khi đến trường. Khi đến lớp, trẻ cũng phải tự tháo giày dép, nếu có giờ thể dục thì tự thay đồ, thày giày…
Sau giờ học, trẻ em Nhật Bản phải chủ động thu dọn bàn ghế và phòng học của mình. Trẻ phải lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp… những công việc này được phân công cụ thể cho từng người.
Ngoài các giờ học trên lớp, trẻ em Nhật được tham gia các lớp học ngoại khóa. Có rất nhiều khóa học và những câu lạc bộ nữ công gia chánh, thêu thùa may vá hay nấu nướng đơn giản hoặc các bộ môn thể thao khác…
Việc cha mẹ Nhật “tạo điều kiện” hết cỡ như vậy giúp cho các con hình thành thói quen tự giác, tự lập trong công việc cá nhân mà không phải phụ thuộc hoặc cần đến sự trợ giúp của bất kỳ ai. Tính tự lập của con có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn.
3. Không bao giờ chỉ trích kết quả
Một điều mà rất ít cha mẹ Việt làm được đó là không chỉ trích con cái. Cha mẹ Việt thường có thói quen bắt lỗi khi thấy con mình làm sai hoặc làm đổ vỡ một thứ gì đó. Sự nền nã trong cách giao tiếp của người Nhật đã giúp họ có phương pháp nuôi dạy con sống tự lập một cách hoàn hảo. Theo người Nhật, quan trọng nhất là đừng bao giờ chỉ trích kết quả mà con tạo ra.
Bởi một đứa trẻ khi làm tốt chắc chắn muốn nhận được lời khen. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa trẻ làm sai thì cũng sẽ bị chê bai, phàn nàn. Giáo dục ở lứa tuổi mầm non quan trọng nhất là quá trình chứ không phải kết quả. Đó là quá trình trẻ khám phá, học hỏi cách làm và tự rút kinh nghiệp tự lập cho lần sau để đạt kết quả tốt hơn.
Chúng ta phải làm một việc tới hàng trăm nghìn lần mới có thể thành thạo, do đó đừng bắt trẻ phải hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên của chúng. Đó chính là quan điểm khi mẹ Nhật dạy con tự lập. Một lời chê trách của cha mẹ dù là hoàn toàn chính xác cũng sẽ khiến trẻ muốn đứng im, không còn hào hứng tự làm và tự lập.